Những câu hỏi liên quan
Mai Anh
Xem chi tiết
28 Lê Đăng Quang 9a2
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 2 2022 lúc 19:52

Em ghi rõ đề ra thì chị mới làm được nha!

Bình luận (0)
BA CHÀ CÚ CU CHÀ BÁ
Xem chi tiết
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
18 tháng 5 2019 lúc 13:02

Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng".

  - Những bài thơ về trăng của Người: Trung thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, Đêm thu…

  - Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

   + Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

   + Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

   → Người luôn hướng tới ánh sáng, sự tự do để đạt tới sự tự tại trong tâm hồn. Sự hòa quyện giữa Người với Trăng- tri kỷ- khiến cho thơ của Người luôn có sự hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại.

Bình luận (0)
ẩn danh
Xem chi tiết
Pikachu
28 tháng 5 2022 lúc 19:45

bn tham khảo những ý hay trg bài nhé

nguồn: Phân tích Đoàn thuyền đánh cá hay nhất (24 mẫu) - Văn 9

Nhắc đến phong trào thơ mới trước Cách mạng tháng tám năm 1945, ta không thể nào không nhắc đến nhà thơ Huy Cận. Ông là một nhà thơ với tâm hồn tươi trẻ, dạt dào tình yêu thiên nhiên và lúc nào cũng nhìn thấy những sự sôi nổi, tươi vui từ trong những hình ảnh của đất nước, con người ở thời đại mới. Đoàn thuyền đánh cá chính là một bài thơ nói lên cái chất riêng trong thơ của ông. Bài thơ được sáng tác năm 1968, trong một chuyến đi thực tế của tác giả ở vùng biển Quảng Ninh. Đọc bài thơ, ta thấy được một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, đây cũng là một khúc ca hùng tráng về đất nước, về con người.

Khác với cuộc sống của những người bình thường, khi họ đi làm vào ban ngày và trở về vào buổi tối thì những người ngư dân trên biển lại bắt đầu làm việc khi mọi người ai nấy đã trở về nhà:

"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi"

Một hình ảnh thiên nhiên thật đẹp được tác giả gợi tả qua câu thơ đầu tiên của bài thơ. Đó là lúc hoàng hôn buông xuống, mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa đang chìm dần xuống đáy đại dương. Sóng khi ấy cũng đã cài then, để màn đêm buông xuống với cái cửa tối đóng sầm lại. Hình ảnh so sánh giàu tính nghệ thuật, gợi liên tưởng thật thú vị qua hai câu thơ đầu tiên. Chính trong hoàn cảnh vào ban đêm ấy, người ngư dân phải ra khơi, bắt đầu công việc của mình. Từ "lại" cho thấy đây không phải công việc bất chợt mà nó được lặp đi lặp lại, có tính thường nhật. Người ngư dân vốn đã quen với cái nghề "lênh đênh sóng nước" này rồi. Bắt đầu làm việc, họ cũng bắt đầu cất lên tiếng hát yêu đời, say mê: "Câu hát căng buồm cùng gió khơi". Người ngư dân cất lên những câu hát về cuộc sống trong suốt hành trình làm việc kéo dài từ đêm tới sáng của mình. Họ hát về những thứ:

"Hát rằng: Cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng
Đến dệt lưới ta, đàn cá ơi!

Trong câu hát của những người ngư dân, ta thấy được hình ảnh của các loài cá. Nào là cá bạc, cá thu.. là những sự hiện thân sáng rõ nhất của biển cả, của đại dương mênh mông. Hình ảnh so sánh "Cá thu biển Đông như đoàn thoi" cho thấy một tài nguyên biển vô cùng phong phú, giàu có ở vùng biển Quảng Ninh. Vô vàn những loài cá tươi ngon ấy, hãy đến dệt lưới cho người ngư dân ngay thôi nào! Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của người ngư dân trên biển. Dù vất vả, khó khăn nhưng không gì có thể khiến họ đầu hàng được.

Với câu hát yêu đời, người ngư dân có một đêm làm việc hăng say trên biển:

"Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận, lưới vây giăng"

Nhà thơ Huy Cận đã rất khéo léo khi sử dụng hình ảnh thơ đầy thi vị: "Thuyền ta lái gió với buồm trăng". Con thuyền được con người làm chủ tay lái, làm chủ tự nhiên "lái gió" và thiên nhiên "buồm trăng". Lái gió và chở cả trăng, chắc có lẽ ta không thể tìm được ở đâu một hình ảnh thơ độc đáo đến như vậy. Con thuyền tự do lướt giữa bầu trời và biển cả, cũng là một hình ảnh sáng tạo như ở câu thơ trên. Người ngư dân đang dàn thế trận, chờ đón kết quả của một buổi tối làm việc chăm chỉ.

Khổ thơ thứ tư càng làm rõ hơn tâm thế làm chủ thiên nhiên của con người:

"Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"

Một lần nữa, câu hát của người ngư dân lại cất lên, nhưng đó không phải câu hát thúc đẩy, khích lệ nhau bắt đầu làm việc nữa mà có lẽ là câu hát yêu đời, tha thiết gọi đàn cá đến đây để kéo được một mẻ lưới tươi ngon. Lời hát cùng với tiếng sóng gõ vào mạn thuyền như bắt nhịp với nhau, vừa hát vừa có tiết tấu, gợi hình ảnh đầy lãng mãn của con người lao động. Họ làm việc tuy vất vả nhưng vẫn luôn tươi vui. Câu thơ thứ ba là hình ảnh so sánh "Biển cho ta cá như lòng mẹ". Biển được so sánh với "lòng mẹ", mà lòng mẹ thì bao la, rộng lớn biết bao, biển đem đến cho ta thức cá tươi ngon, là thành quả cũng như nguồn sống của người ngư dân. Không những thế, mẹ thiên nhiên còn nuôi dưỡng ta, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Sau cả một đêm làm việc vất vả, trời lúc này cũng đã sáng:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng"

Trời đã sáng rồi, và thành quả của người ngư dân đang ở ngay trước mắt. Họ kéo được một mẻ cá đầy, đến mức "xoăn tay", và hiện lên trước mắt họ là những vảy cá lóe sáng lấp lánh dưới ánh nắng hồng. Có thể nói, nhà thơ đã không bỏ sót bất kì một hành động nào của người ngư dân. Những hành động rất đỗi quen thuộc hằng ngày của họ cũng có thể trở thành một hình ảnh thơ đầy tính nghệ thuật dưới con mắt của nhà thơ Huy Cận.

Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về được miêu tả thật đẹp ở khổ thơ cuối:

"Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Đây là lần thứ ba câu hát được lặp lại trong bài thơ. Câu hát lúc này như trở thành một điệp khúc, nó được cất lên mỗi khi đoàn thuyền đánh cá đang muốn truyền tải một điều gì đó. Ở trong lời thơ cuối này thì có lẽ nhà thơ muốn truyền tải đến người đọc tinh thần lạc quan, yêu đời, tự tin chạy đua cùng với thiên nhiên của người ngư dân. Đoàn thuyền đang chạy đua thật nhanh với biển cả, để trở về trước khi bình minh lên cho kịp đưa những mẻ cá tới tay người bán. Hai câu thơ cuối là hình ảnh thơ đẹp nhất trong bài:

"Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi."

Mặt trời được nhân hóa đang "đội" cả biển lớn, mở ra một ngày mới tràn đầy sôi động, đầy sức sống. Câu thơ sau với hình ảnh "Mắt cá huy hoàng" cho thấy sự tươi ngon, mặn mà của hải sản - cái mà mẹ thiên nhiên đã trao tặng cho chúng ta. Có thể nói, toàn bộ bài thơ là một bức tranh lao động đầy nhiệt huyết, tươi vui của người ngư dân ở vùng biển Quảng Ninh. Bức tranh ấy mở ra trước mắt người đọc một cuộc sống mới của đất nước khi bắt đầu xây dựng lại nền kinh tế sản xuất.

Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận đã cho thấy một cảm hứng lãng mạn, một bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, mang âm hưởng hào hùng. Không chỉ vậy, nó còn làm hiện lên hình ảnh đẹp đẽ của người dân lao động và sự giàu có, phong phú của biển cả dành cho con người. Qua bài thơ, ta hiểu thêm về hồn thơ Huy Cận và tấm lòng của ông đối với quê hương, đất nước.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
6 tháng 12 2023 lúc 21:52

- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống

- Luận điểm:

+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.

- Các thao tác

+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”

+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”

+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.

.....

- Quan điểm và thái độ người viết:

+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình

+ Thái độ: chân thành, thuyết phục

Bình luận (0)
dinhdangkhoa
Xem chi tiết
Duy Nam
9 tháng 4 2022 lúc 20:57

tk

Câu tục ngữ khẳng định rằng khi có ý chí, nghị lực và sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn. Điều đó đã được chứng minh từ những tấm gương từ xưa đến nay. Mạc Đĩnh Chi, gia đình nghèo khó.

Bình luận (0)
Việt Anh
9 tháng 4 2022 lúc 20:57

Bình luận (0)
Phạm Thanh Hà
9 tháng 4 2022 lúc 20:58

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

"Có chí" tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. "Thì nên" là đạt được kết quả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

 

Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. Xưa Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .

Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công .

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay.Người không có chí hướng, không có lí tướng, không có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại.Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay. Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm đuoc điều gì Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn.Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn… Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Chẳng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp thầy chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú... Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói "Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu đúng đắn – chưa đủ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Trái ngược với người "Có chí thì nên" là kẻ "thấy sóng cả mà ngã tay chèo". Những kẻ ấy thường bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là không làm được và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì không bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên? Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí, lòng kiên trì mà còn là lời động viên chân tình: hãy lạc quan, tin tưởng, kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

 

"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"

Tóm lại, "có chí thì nên", mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như vậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

Bình luận (0)
린 린
Xem chi tiết
Minh Thông Hoàng
Xem chi tiết
Lê Hoàng Minh +™( ✎﹏TΣΔ...
1 tháng 8 2021 lúc 9:52

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa